Ths Trương Thị Khoản: Trẻ chậm phát triển đều có cơ hội phát triển bình thường nếu được phát hiện can thiệp sớm
Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là thời gian làm việc với trẻ VIP, Thạc sĩ Trương Thị Khoản và Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Tâm An luôn mong muốn mang những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích luỹ được nhằm giúp nhiều trẻ em có rối loạn phát triển.
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em sinh ra đã bị chậm phát triển về ngôn ngữ, tâm thần, nhận thức hay tăng động – giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ ngày càng cao. Ở Việt Nam, mỗi năm có 12000 – 36000 trẻ em đặc biệt. Việc phát hiện và can thiệp sớm đối với trẻ có rối loạn phát triển sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn trong quá trình giáo dục, điều trị.
Ths Trương Thị Khoản – một người dành nhiều đam mê và tâm huyết với trẻ chậm phát triển
Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ chưa có hiểu biết đúng về những bất thường mà con đang gặp phải, hậu quả về sau nếu trẻ không được can thiệp, hỗ trợ; cha mẹ không chấp nhận những bất thường trong quá trình phát triển của trẻ hoặc lúng túng không biết nên làm thế nào? Liệu đâu mới là phương pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp, giúp con mau bình phục, khỏe mạnh?
Với mong muốn chia sẻ những vất vả, khó khăn; đồng hành với phụ huynh trên hành trình can thiệp, giáo dục con tại nhà và tạo môi trường chăm sóc, quan tâm, nuôi dạy trẻ đặc biệt, chậm phát triển ở mức độ trung bình và nặng theo chương trình chuyên biệt, Ths Trương Thị Khoản đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hoà nhập Tâm An.
Trung tâm là cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho các bé bị hạn chế trong việc phát triển trí não, tâm lý như tự kỷ, tăng động, chậm nói… Đến với trung tâm, các bé sẽ được kiểm tra, đánh giá toàn diện về các lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ, nhận thức, vận động…
Mỗi học sinh sẽ được xác định mục tiêu cần hỗ trợ, lên kế hoạch (giáo án) cụ thể, hoạt động dạy hằng ngày của các con được cập nhật qua hệ thống app little family room được cài đặt trên điện thoại để phụ huynh theo dõi, củng cố thêm cho con khi ở nhà. Hàng tuần phụ huynh đều nhận được một số video giáo viên thực hiện giờ dạy của con để theo dõi, học tập kinh nghiệm để tự dạy con. Định kỳ 6 tháng các con sẽ được đánh giá lại để xác định mức độ tiến bộ của con và lên mục tiêu, kế hoạch dạy mới cho học sinh.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hòa nhập Tâm An luôn duy trì và sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ đồng hành cùng phụ huynh bàn bạc, phối hợp xây dựng chương trình và phương hướng phù hợp với từng bé; tư vấn miễn phí online đối với những phụ huynh không có điều kiện cho con đi học hoặc ở xa.
Không gian của một trong các lớp học tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hòa nhập Tâm An
Theo Ths Trương Thị Khoản, một cơ sở giáo dục trẻ đặc biệt có đủ năng lực chăm sóc, can thiệp, hỗ trợ cho trẻ đặc biệt cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên:
Cán bộ quản lý và đội ngũ cần có kiến thức, kỹ năng sư phạm; đặc biệt là những kiến thức, kỹ năng về tâm lý học, giáo dục học và giáo dục đặc biệt. Đó là điều quan trọng nhất mang lại hiệu quả giáo dục trong thăm khám, đánh giá và giảng dạy.
+ Chương trình giáo dục và phương pháp dạy học: Cơ sở giáo dục nên có chương trình giáo dục phù hợp và các phương pháp dạy học linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu và khả năng của từng trẻ. Đặc biệt, cần có các hoạt động và kỹ thuật giảng dạy được thiết kế đặc biệt cho trẻ chậm phát triển. Đặc biệt, cơ sở giáo dục cần có quy trình đánh giá tiến độ phát triển của trẻ và điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ.
+ Môi trường học tập và trang thiết bị: Môi trường học tập nên được thiết kế thoải mái, an toàn và kích thích sự tò mò và khám phá của trẻ. Các trang thiết bị giáo dục và đồ chơi nên phù hợp và hỗ trợ cho quá trình học tập và phát triển của trẻ.
+ Hỗ trợ và dịch vụ phụ trợ: Cơ sở giáo dục nên cung cấp các dịch vụ phụ trợ như dịch vụ tư vấn, thăm dò và đánh giá, điều trị thích hợp, và hỗ trợ cho gia đình. Việc này giúp tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện cho trẻ chậm phát triển.
+ Tham khảo ý kiến đánh giá và phản hồi từ cộng đồng: Những ý kiến đánh giá, phản hồi từ các phụ huynh đã có con em học tại cơ sở giáo dục sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn khách quan, chân thực về uy tín và chất lượng của cơ sở giáo dục.
Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hòa nhập Tâm An đang thực hiện quy trình can thiệp 5 bước trong hỗ trợ phát triển, giáo dục hòa nhập cho trẻ có rối loạn phát triển:
Bước 1. Thăm khám, thu thập thông tin nhận diện vấn đề
Bước 2. Đánh giá sàng lọc, chuyên sâu để xác định khó khăn, vấn đề của trẻ
Bước 3. Xây dựng, lập kế hoạch can thiệp
Bước 4. Thực hiện can thiệp
Bước 5. Đánh giá định kỳ
Theo Ths Trương Thị Khoản, mỗi đứa trẻ khi đạt 1 độ tuổi đều có mốc phát triển nhất định vì thế cha mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ. Khi trẻ có bất cứ biểu hiện, hành vi bất thường nào: hiếu động quá mức, hạn chế, không có giao tiếp mắt, thu mình… phụ huynh cần theo dõi và đưa con tới các trung tâm, cơ sở uy tín hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương để được thăm khám và đánh giá kịp thời những khó khăn của trẻ để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời.
About Post Author
© Bạn đang truy cập mạng xã hội THUONGHIEUMOI.VN - Diễn đàn thông tin thương hiệu Việt Nam. Hãy đăng ký thành viên để tham gia cùng chia sẻ các thông tin, kiến thức về các thương hiệu với đầy đủ tính năng hơn. Hòm thư hỗ trợ info.thuonghieumoi@gmail.com |